Tắc đường tại Việt Nam chủ yếu do ý thức người tham gia giao thông, lượng xe máy nhiều.
Hầu như các chuyên gia đầu ngành, các chủ phương tiện giao thông đã từng ra nước ngoài, từng lái ôtô, đi xe máy đều thấy thực trạng ùn tắc như:
– Do rẽ trái là chủ yếu (thiếu làn đường đủ rộng, đèn hiệu, ý thức giao thông của người tham gia giao thông).
– Do xe gắn máy, họ thường đi cắt đầu ôtô, giành làn đường, cố tranh thủ vượt đèn vàng. Một người cố, nhiều người cố. Thời gian đèn xanh thực tế hiệu dụng chỉ còn một nửa. Khi có cảnh sát giao thông (CSGT) thì không ùn tắc.
– Cấm hẳn dừng, đỗ ôtô một số điểm như trường học, giao lộ nóng, trung tâm thương mại. Vì giao thông do xe gắn máy làm “ùn” sẽ “tắc” khi một ôtô bị nhốt cứng trong giao lộ không thể tiến hay lùi. Tập quán xấu của chúng ta khi chạy xe gắn máy là cứ cố tranh thủ dù chỉ vài tấc như chồm lên vạch, ráng nối dòng xe vượt vàng đỏ.
Các đường lách ưu tiên rẽ phải bị vô hiệu do dòng xe gắn máy đè lấp, dòng xe càng nối dài, lòng người càng nôn nóng. Biển báo, điều tiết do những đơn vị, mạnh ai nấy làm thiếu hiệp thương, thiếu thực tế lắng nghe. Chi phí hàng tỷ đồng cho những biển đèn led hay khẩu hiệu kêu gọi ý thức, cho thấy chỉ mang tính hình thức chung chung, vô hiệu so với các camera cảm biến theo đèn đỏ cộng với vé phạt hữu hiệu.
Độc giả Liêm Nguyễn