Liên kết
Trang chủ > Cẩm nang > Điều gì xảy ra khi trẻ em ngồi ôtô không đúng cách

Điều gì xảy ra khi trẻ em ngồi ôtô không đúng cách

Ngồi một mình ở ghế phụ, thò người qua cửa sổ trời hay được người lớn bế khi đi ôtô đều chứa đựng những nguy cơ chết người với con trẻ khi xe gặp va chạm.

 

Video tổng hợp từ nhiều thử nghiệm mô phỏng tai nạn khác nhau và sử dụng người nộm, cho thấy lý do trẻ em nên ngồi ghế chuyên dụng khi đi ôtô, nhấn mạnh sự quan trọng của thiết bị này đặc biệt với các gia đình có con nhỏ.

Khi xảy ra va chạm, người lớn, có thể đã thắt dây an toàn, được giữ nguyên vị trí, tránh bị va đập gây tổn thương. Nhưng trẻ em nếu không ngồi ghế chuyên dụng, thường cũng không được thắt dây an toàn, hoàn toàn có thể bị văng trên xe, thậm chí rơi ra ngoài với những thương tích trầm trọng hay thậm chí tử vong.

Ghế chuyên dụng dành cho trẻ khi đi ôtô  là thiết bị phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và nhiều nơi, luật pháp quy định rằng trẻ phải có ghế riêng khi đi ôtô cho đến một độ tuổi nhất định, thường là 12.

Nhưng ở Việt Nam, ghế riêng cho trẻ khi đi ôtô lại là thứ “hiếm có khó tìm” ở những gia đình có con nhỏ. Bởi người sử dụng ôtô chưa quen với tiêu chuẩn an toàn tối thiểu này. Trẻ có thể tự ngồi ở ghế sau hay thậm chí cả ở ghế trước, tự do hoạt động, đứng lên ngồi xuống, quay sang trái với bên phải mà không hề bị nhắc nhở, ngăn cấm.

Trẻ cũng có thể được người lớn bế, và thậm chí được bế ngồi ở ghế phụ phía trước, đối diện với vô số nguy hiểm chết người trong trường hợp xảy ra va chạm dù nhỏ.

[Ghế trẻ em trên ôtô]                           Điều gì xảy ra khi trẻ em ngồi ôtô không đúng cách                                             8111
Nên chọn ghế theo cân nặng và độ tuổi.

Ở một số quốc gia, ghế dùng cho trẻ em trên ôtô thiết kế theo trọng lượng bé và phân làm các nhóm:

Nhóm 0 và 0+: loại dành cho trẻ dưới 13 kg, ghế đặt ngược với hướng ngồi của người lớn và cách xa túi khí. Bởi nếu va chạm xảy ra, tốc độ và lực lúc túi khí bung có thể làm tổn thương. Vị trí an toàn nhất là giữa hàng ghế sau.

Nhóm 1: dành cho trẻ từ 9 đến 18 kg. Loại ghế này có thể đặt cùng chiều hoặc ngược chiều với người ngồi.

Nhóm 2: dành cho trẻ nặng 15 – 25 kg. Nhóm ghế này có thể điều chỉnh, đặt cùng chiều với người ngồi, thường có tựa lưng hoặc tay vịn.

Nhóm 3: sử dụng cho trẻ nặng trên 22 kg. Chúng không có tựa lưng, giống như một tấm đệm dưới, loại ghế này giúp nâng cao vị trí trẻ ngồi để sử dụng đai an toàn của xe.

Với trẻ nặng trên 36 kg nhưng chiều cao thấp hơn 135 cm vẫn nên sử dụng loại ghế nhóm 2 hoặc 3 để đai an toàn làm việc tốt hơn.

Do hầu hết các chi tiết chịu lực của ghế làm từ nhựa do đó không nên dùng ghế quá 6 năm. Bởi theo thời gian sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh trong xe sẽ làm nhựa lão hóa, giòn và dễ gãy vỡ.

[Ghế trẻ em trên ôtô]                           Điều gì xảy ra khi trẻ em ngồi ôtô không đúng cách                                             8112
Hệ thống móc cài ghế trẻ em ISOFIX trên nhiều mẫu xe hơi ngày nay.

Trên xe hơi ngày nay, móc cài ghế trẻ em là tiêu chuẩn quốc tế trên ôtô con để đảm bảo ghế trẻ em được cài đặt dễ dàng và chắc chắn hơn. Hệ thống gồm móc cài nằm thấp hơn móc khóa dây bảo hiểm thông thường ở ghế xe cùng móc cài trên cao. Các hãng xe cũng thường nêu rõ sản phẩm nào có móc cài ghế trẻ em nhằm nhấn mạnh trang bị an toàn dành riêng cho những hành khách nhỏ tuổi.

 

Xem thêm tin khác :

  1. ý do nhiều người Việt không thích bán ôtô cũ cho người quen
  2. 6 điều cấm kỵ khi lái xe ở tốc độ cao – tài xế Việt cần nhớ
  3. Mua xe sang cũ – những điều tài xế Việt cần biết
  4. Kinh nghiệm mua xe máy cũ
  5. Mở cửa ôtô ‘kiểu Hà Lan’ để tránh gây tai nạn cho xe máy
  6. 5 kỹ năng chạy môtô trên xa lộ
  7. Dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải – tài xế Việt có hiểu luật?
  8. Người đàn ông chế garage ‘thần kỳ’ để lách luật
Top