Liên kết
Trang chủ > Cẩm nang > 10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ

10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ

Tì tay trên cần số, không sử dụng phanh tay khi đỗ là những thói quen có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ ô tô.

Tài xế có thể đều đặn bảo dưỡng, sửa chữa để xe trong tình trạng tốt nhất, nhưng lại không biết có những thói quen trong vận hành hàng ngày dần dần gây hại cho xe. Dưới đây là 10 thói quen tài xế không biết đang “phá” xe, theo Autoblog.

1. Tì tay trên cần số

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2213

Xuất phát từ thói quen lái xe số sàn, tay phải luôn tì sẵn trên cần số để sẵn sàng chuyển số nhanh chóng, nhiều người mang cả thói quen lên lái xe số tự động. Điều này không tốt vì khi gặp tình huống bất ngờ sẽ không kịp đưa tay lên vô-lăng đánh lái, ngoài ra nếu vội vàng có thể khua khoắng nhầm làm xe sang số khác. Tì tay trên cần số còn khiến cần gắn chạc điều khiển bánh răng bị mòn nhanh hư hại hộp số.

2. Không sử dụng phanh tay

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2214

Trên xe số tự động, nhiều người thường ỉ lại vào số P mà không kéo phanh tay khi đỗ, đặc biệt ở nơi dốc. Cơ cấu số P chỉ đơn giản là một bánh răng cóc chèn không có các trục quay, vì thế nếu bánh răng này phải chịu lực liên tục có thể nhanh mòn thậm chí gãy. Luôn sử dụng phanh tay để hạn chế áp lực cho hộp số.

3. Chở nặng

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2215

Thói quen coi xe là “nhà kho” di động của nhiều người gây tổn hại. Những thứ không cần thiết khi để trên xe khiến trọng lượng tăng, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu, hệ thống giảm xóc, phanh. Bên cạnh đó, ngổn ngang đồ đạc cũng khiến nội thất xe không sạch sẽ, dễ mùi.

4. Để bình xăng cạn

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2216

Xe hiện đại có thiết kế bơm xăng làm mát bởi chính xăng trong bình. Liên tục để bình xăng trong tình trạng còn ít xăng có thể dẫn tới nóng bơm xăng và mòn. Giữ bình xăng ít nhất khoảng một phần tư sẽ giữ bơm xăng trong tình trạng tốt.

5. Khởi động hoặc dừng đột ngột

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2217

Đạp mạnh ga để vút đi có thể mang lại chút hứng khởi trong não nhưng thực tế lại khiến xe tốn xăng hơn rất nhiều. Đạp phanh dừng đột ngột chỉ nên áp dụng khi bất ngờ gặp tình huống nguy hiểm, vì động tác này làm nhiều dễ gây mòn má phanh và đĩa phanh.

6. Đạp lút ga khi động cơ còn lạnh

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2218

Nếu để xe qua đêm hoặc đỗ lâu, tài xế nên để xe chạy không tải một hoặc hai phút sau khi khởi động lại. Điều này giúp động cơ nóng lên, dầu bôi trơn chảy ra, bôi trơn khắp các bộ phận. Nếu đạp ga mạnh ngay khi vừa khởi động tạo sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, phá hủy chi tiết.

7. Âm côn

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2219

Khi chờ đèn đỏ hay đứng dốc trên một chiếc xe số sàn, nhiều tài xế đạp sẵn chân côn (âm côn) chờ thêm ga để chạy. Cách làm này thực tế khiến má côn nhanh mòn, có thể bị trượt côn ở những lần sau, đặc biệt khi chở nặng lên dốc.

8. Chuyển từ R về D khi xe chưa dừng hẳn

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2220

Khi tài xế đánh xe vào chỗ đỗ hẹp, phải tiến lùi liên tục, nhiều người thường vội vã chuyển từ R về D để tiến khi xe vẫn còn đang lùi chậm. Hộp số phải chịu áp lực đột ngột vì bước chuyển số này, có thể dẫn tới gẫy bánh răng. Hãy bình tĩnh, đợi thêm chỉ vài giây cho xe dừng hẳn rồi mới chuyển sang D.

9. Rà phanh khi đổ đèo

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2221

Rà phanh liên tục để giảm tốc khi xe đổ đèo chứng tỏ bạn chưa phải một tài xế có kinh nghiệm đường đèo núi. Khi phanh phải làm việc liên tục ở tốc độ cao, quán tính lớn khiến đĩa phanh và má phanh nóng lên có thể cháy và mất ma sát. Bên cạnh đó hệ thống thủy lực có thể bị vô hiệu hóa do làm việc dưới áp lực cao. Hậu quả cuối cùng là mất phanh.

10. Bỏ qua những biểu tượng cảnh báo

[đổ đèo]                          10 thói quen phá xe tài xế nên bỏ                                             2222

Những đèn biểu tượng cảnh báo trên bảng táp-lô không ngẫu nhiên sáng, vì thế khi có một đèn nào đó sáng, chắc chắn xe bạn đang gặp vấn đề. Phớt lờ cảnh báo có thể xe chưa hư hỏng ngay lập tức nhưng ảnh hưởng trong lâu dài, và quan trọng hơn có thể khiến xe dừng đột ngột khi đang di chuyển.

Minh Hy

Xem thêm tin khác :

  1. ý do nhiều người Việt không thích bán ôtô cũ cho người quen
  2. 6 điều cấm kỵ khi lái xe ở tốc độ cao – tài xế Việt cần nhớ
  3. Mua xe sang cũ – những điều tài xế Việt cần biết
  4. Kinh nghiệm mua xe máy cũ
  5. Mở cửa ôtô ‘kiểu Hà Lan’ để tránh gây tai nạn cho xe máy
  6. 5 kỹ năng chạy môtô trên xa lộ
  7. Dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải – tài xế Việt có hiểu luật?
  8. Người đàn ông chế garage ‘thần kỳ’ để lách luật
Top