Liên kết
Trang chủ > Cẩm nang > Lưu ý gì khi chọn xe cub 50 thay vì xe điện?

Lưu ý gì khi chọn xe cub 50 thay vì xe điện?

Năm 2016, nếu thị trường xe điện từng “sôi sục” một thời đã giảm dần nhiệt, thì thay vào đó, nhiều dòng xe máy dưới 50 cc dành cho học sinh cấp 3, đặc biệt là xe cub lại đang ghi điểm đối với nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh. Vậy có nên hay không chọn xe cub 50 thay vì xe điện, hãy cùng chúng tôi so sánh theo một số tiêu chí dưới đây:

 

So sánh sự an toàn khi đi xe

Nhìn chung thì cả xe cub 50 và xe đạp điện đều khá dễ dàng khi vận hành với cơ chế đi tương tự nhau, tuy nhiên mỗi loại có những ưu nhược điểm riêng

 

– Xe đạp điện dường như nhẹ hơn xe cub 50 rất nhiều, vì thế, người đi cảm thấy khả năng kiểm soát được xe đạp điện tốt hơn rất nhiều. Tốc độ của xe đạp điện cũng khá chậm nên người đi cũng cảm thấy an toàn hơn rất nhiều, đặc biệt là với những người cao tuổi

 

– Xe cub 50 tuy vậy lại có sự cứng cáp và cân bằng rất tốt. Mặc dù có tốc độ có thể điều chỉnh nhanh hơn, nhưng hệ thống phanh của xe lại hoạt động rất êm và tốt hơn rất nhiều so với xe đạp điện, vì thế người đi cũng cảm thấy an toàn hơn rất nhiều.

 

Việc cho học sinh từ 15 tuổi (từ lớp 9) đi xe cub từ sớm còn giúp các em quen với việc vận hành một chiếc xe máy, tập các khả năng xử lý tình huống trên đường phố khi đi xe máy, sẽ tăng tính an toàn khi các em đủ tuổi lái một chiếc xe có phân khối lớn hơn sau này. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng phụ huynh cần cân nhắc khi chọn mua xe cho con.

xe cub độ màu xanh dương

Hình ảnh xe cub 50 đời mới nhất trên thị trường

 

So sánh độ bền bỉ

Về độ bền bỉ theo thời gian, không thể phủ nhận xe cub vượt trội hoàn toàn so với xe điện. Một chiếc cub 50 vốn được mệnh danh “nồi đồng cối đá” sẽ chạy bền bỉ trong nhiều năm liền, bất chấp địa hình hay thời tiết. Việc thay thế các phụ tùng và chi tiết trên xe cũng khá đơn giản và dễ tìm mua trên thị trường. Nếu bạn thường xuyên đem xe đi bão dưỡng, chiếc cub 50 sẽ gắn bó “trung thành” với bạn thời gian dài đấy.

Xe điện có độ bền xe kém hơn, đặc biệt là ắc quy xe chỉ chạy được từ 1-2 năm là phải thay thế thì xe mới có thể hoạt động tốt (giá thành ắc quy vào khoảng 3,5 triệu đồng). Ngoài ra, xe điện rất dễ hỏng khi đi trời mưa, đặc biệt là khi đi trên những con đường ngập, chắc chắn một kết quả là ắc quy và pin của chiếc xe của bạn sẽ hỏng ngay lập tức không cách nào cứu chữa. Vì thế, bạn cần đặc biệt chú ý vấn đề này khi sở hữu một chiếc xe điện.

Chọn xe điện hay xe cub

Cần lưu ý việc bảo quản và vận hành xe đạp điện vào mùa mưa

 

So sánh về chi phí

Nếu tính cho 100 km đường đi, chúng ta có thể tính chi phí để các xe chạy như sau:

 

– Xe cub 50 có định mức tiêu thụ xăng 80 km/lít, vì thế nếu 100 km xe cần 1,25 lít, nếu với mức giá 17,590 đồng/lít thì để đi 100 km Xe cub mất gần 22,000 đồng.

– Xe đạp điện, với thời gian sạc 6 giờ cho đầy pin, mất 250W * 6 giờ = 1500 Wh. Nếu với giá điện hiện tại là khoảng 1,200 đồng/1KWh thì tính ra mất 1,800 đồng cho 6 giờ sạc pin. Nhưng với 6 giờ sạc thì xe đạp điện chỉ đi được khoảng 40 km, do đó, để đi 100 km chúng ta phải chi 4,500 đồng cho việc sạc điện.

 

Tuy nhiên, cứ nhiều nhất khoảng 2 năm, xe đạp điện phải thay pin, hoặc ắn quy 1 lần với giá của pin, ắc quy vào khoảng 3,5 triệu đồng. Nếu tình cho tuổi thọ của xe máy là 10 năm, thì trong 10 năm, xe máy sẽ “ngốn của ta mất khoảng 37 triệu đồng (nếu mỗi ngày đi khoảng 50 km, và mỗi năm mất khoảng 500, 000 tiền bảo dưỡng.)

 

Còn xe đạp điện sẽ “móc túi” của chúng ta tổng cộng khoảng 28 – 30 triệu (nếu mỗi ngày đi khoảng 50 km và mỗi năm mất khoảng 500,000 tiền sửa chữa bảo dưỡng).

 

Nhìn chung thì xe đạp điện tiết kiệm hơn đi xe máy, tuy nhiên đấy là về mặt lý thuyết xe đạp điện có thể có tuổi thọ 10 năm, nhưng trong thực tế, chiếc xe đạp điện thông thường chỉ có tuổi thọ cao nhất khoảng 5 năm, như vậy, nếu cộng cả tiền đầu tư mới thì chi phí phải trả cho việc đi xe đạp điện lại cao hơn so với việc đi xe máy.

 

Mong rằng những phân tích trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giúp các bậc phụ huynh chọn mua cho con em mình chiếc xe an toàn và phù hợp nhất!

 

 

Xem thêm tin khác :

  1. ý do nhiều người Việt không thích bán ôtô cũ cho người quen
  2. 6 điều cấm kỵ khi lái xe ở tốc độ cao – tài xế Việt cần nhớ
  3. Mua xe sang cũ – những điều tài xế Việt cần biết
  4. Kinh nghiệm mua xe máy cũ
  5. Mở cửa ôtô ‘kiểu Hà Lan’ để tránh gây tai nạn cho xe máy
  6. 5 kỹ năng chạy môtô trên xa lộ
  7. Dừng đèn đỏ ở làn rẽ phải – tài xế Việt có hiểu luật?
  8. Người đàn ông chế garage ‘thần kỳ’ để lách luật
Top