Hội yêu thích sử dụng xe cub 50 phân khối

Cách thiết kế chân ga tránh đạp nhầm

Bằng cách kéo dài chân ga và đặt sát về bên phải, tài xế sẽ bớt bị căng cơ và có thể giảm rủi ro đạp nhầm chân phanh, chân ga.

Ở những ôtô thế hệ cũ, bàn đạp phanh và ga thường được thiết kế theo cách treo từ trên xuống và khá sát nhau. Cách thiết kế này khiến tư thế ngồi lái thường lệch trái, chân phải nhanh mỏi vì toàn thân người không ở tư thế đối xứng.

Tư thế trước đây (trắng) và mới (đỏ).

Trong diễn đàn truyền thông tổ chức tại Hiroshima (Nhật Bản), chuyên gia của Mazda phân tích sự khác biệt của cách thiết kế chân ga, chân phanh trước đây và hiện nay.

Theo đó, như ảnh trên, màu trắng là cách thiết kế cũ, màu đỏ là cách làm hiện nay. Tư thế ngồi lại đối xứng và thoải mái hơn ở hình màu đỏ, trong khi ở hình màu trắng chân phải bị thu sát vào giữa. Chuyên gia cho biết, cách thiết kế này gây nhiều mệt mỏi và thậm chí ảnh hưởng cột sống. Đồng thời, vì sát nhau nên dễ gây tình trạng đạp nhầm chân ga, chân phanh.

Cách thiết kế cũ với bàn đạp phanh và ga sát nhau.

Ở kiểu mới, chân ga thay vì treo từ trên xuống nay được thiết kế theo dạng cố định từ dưới lên với chân ga kéo dài. Bàn chân tài được đỡ nên cơ trên và dưới ống chân sẽ không mỏi, tránh hiện tượng bị tê khi lái xe lâu.

Cách thiết kế mới (màu đỏ) khiến chân đạp ga không bị mỏi.

Bên cạnh đó, nếu chẳng may đạp nhầm chân ga, tác động của lực cũng giảm hơn kiểu cũ vì kiểu bàn đạp mới đòi hỏi tài xế phải chủ động lực mới ra mức ga như mong muốn.

Chân phanh dựng đứng, ôm chân.

Cách thiết kế chân ga dài, dựng chéo như thế này hiện chưa áp dụng nhiều, chủ yếu xuất hiện trên xe sang, xe thể thao và một số xe bình dân như Mazda, Hyundai. Ngoài ra trên thị trường có nhiều hãng độ sản xuất loại chân ga này để thay thế khi khách hàng có nhu cầu.

Đức Huy