Liên kết
Trang chủ > Tin tức tổng hợp > Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô

Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô

Sau thương vụ thâu tóm Jaguar-Land Rover của tập đoàn Tata (Ấn Độ) hồi 2008, bản đồ ngành công nghiệp ôtô tiếp tục biến chuyển trong khoảng thời gian hơn 5 năm qua.

Doanh số sụt giảm, khủng hoảng tài chính hoặc quy luật “cá lớn nuốt cá bé” là những nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc sáp nhập hoặc khai tử các thương hiệu xe hơi. Từ 2010, ngành công nghiệp ôtô thế giới chứng kiến không ít những thương vụ như vậy:

Nissan thâu tóm Mitsubishi

Tháng 10/2016, hãng xe Nhật công bố thông tin hoàn tất thương vụ mua lại 34% cổ phần của đồng hương Mitsubishi. Liên minh Renault-Nissan có thêm thành viên, vươn lên trở thành thế lực mới trong ngành công nghiệp ôtô toàn cầu. Đồng thời đe dọa đến ông lớn General Motors (GM), tập đoàn hiện đứng thứ ba thế giới về doanh số tiêu thụ.

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7497
Mitsubishi gia nhập liên minh Nissan-Renault. Ảnh: Roadandtrack.

Scandal gian lận khí thải khởi phát từ tháng 4/2016 cộng với một năm tài chính thua lỗ đến 1,4 tỷ USD khiến Mitsubishi điêu đứng. Trở thành cái tên thứ ba trong liên minh là việc nằm ngoài dự tính của ban lãnh đạo Mitsubishi. Carlos Ghosn, CEO liên minh Nhật-Pháp thôi giữ chức giám đốc điều hành Nissan để dồn tâm lực với hy vọng giúp Mitsubishi vượt qua khủng hoảng hiện tại.

Opel và Vauxhall về tay PSA

Ngày 6/3, GM cho biết hoàn tất thương vụ bán đứt mảng kinh doanh tại châu Âu cho ngân hàng Pháp BNP Paribas và PSA, tập đoàn sở hữu hai thương hiệu Citroen và Peugoet. Theo đó, Opel và Vauxhall hợp nhất với PSA để tạo nên hãng xe lớn thứ hai châu Âu chỉ sau gã khổng lồ Volkswagen (Đức).

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7498
GM rút khỏi châu Âu khi bán Opel và Vauxhall cho PSA. Ảnh: Carscoops.

Hợp đồng của GM với các đối tác tại châu Âu trị giá 2,3 tỷ USD, theo CNN. Quyết định “rút chân” khỏi châu Âu sau gần 90 năm gắn bó của GM bắt nguồn từ tình hình kinh doanh thua lỗ của hai thương hiệu con Opel và Vauxhall trong những năm gần đây. Đồng thời tập đoàn ôtô Mỹ muốn dồn lực để đẩy mạnh sự hiện diện của mình tại châu Âu ở phân khúc xe cao cấp và SUV, địa hạt vốn bị thống trị bởi bộ ba Đức Mercedes-Audi-BMW.

Ferrari “ra riêng”

Tháng 10/2014, sau khi tiếp quản vị trí CEO của Ferrari, Sergio Marchionne thông báo quyết định tách riêng thương hiệu siêu xe Italy khỏi công ty mẹ Fiat-Chrysler. Đầu 2016, đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên tại thị trường chứng khoán phố Wall (Mỹ) mang về số tiền 10 tỷ USD cho Ferrari với giá trị mỗi cổ phiếu 52 USD.

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7499
Ferrari tách khỏi Fiat-Chrysler.  Ảnh: Ferrari.

Mục đích của Marchionne không chỉ muốn hình ảnh Ferrari hiện diện mạnh hơn tại thị trường Mỹ, mà còn tìm kiếm nguồn vốn hơn 50 tỷ USD trong kế hoạch thúc đẩy phát triển các thương hiệu như Jeep, Alfa Romeo và Maserati ra toàn cầu.

Genesis thành thương hiệu xe sang

Hyundai tách riêng dòng Genesis trở thành phân mảng xe sang độc lập để cạnh tranh với các đối thủ. Quyết định được ban lãnh đạo hãng xe Hàn đưa ra vào tháng 11/2015.

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7500
G90, sản phẩm đầu tiên của thương hiệu xe sang Genesis. Ảnh: Carscoops.

Sản phẩm đầu tiên của thương hiệu xe sang Genesis là G90, mẫu sedan cỡ lớn cạnh tranh với các đối thủ như Mercedes S-class, BMW serie 7. G90 cũng phân phối tại thị trường Việt Nam bắt đầu từ 2016 với hai phiên bản động cơ: 3,8 lít V6 và 5 lít V8. Hộp số tự động 8 cấp.

Chrysler sáp nhập Fiat

Tháng 1/2014, Fiat hoàn tất hợp đồng mua lại số cổ phần trị giá 3,65 tỷ USD của Chrysler từ VEBA (Voluntary Employee Beneficiary Association), Quỹ chăm sóc sức khỏe công nhân nghỉ hưu, thuộc hiệp hội công nhân trong ngành sản xuất ôtô Mỹ UAW (United Automobile Workers).

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7501
Fiat-Chrysler trở thành một trong những liên minh lớn nhất ngành công nghiệp ôtô. Ảnh: Fcauthority.

Sở hữu Chrysler, một trong ba đại gia của ngành xe hơi Mỹ bên cạnh Ford và GM, giúp Fiat trở thành một trong những hãng xe lớn và sở hữu nhiều thương hiệu con nhất thế giới.

Toyota ‘mua đứt’ Daihatsu

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7502
Toyota chính thức nắm quyền điều hành Daihatsu. Ảnh: Autonetmagz.

Đầu tháng 1/2016, Toyota công bố quyết định mua lại toàn bộ số cổ phần trị giá hơn 3 tỷ USD của Daihatsu, một trong những thương hiệu ôtô lâu đời nhất Nhật Bản. Đây được xem là bước đi hiện thực hóa tham vọng mở rộng quy mô sản xuất ở địa hạt ôtô cỡ nhỏ của Toyota.

Toyota khai tử Scion

Scion có thể xem là một thất bại của Toyota trong kế hoạch trẻ hóa thương hiệu, mở rộng phạm vi tiếp cận đến những người lần đầu mua xe. Thương hiệu con của hãng xe lớn nhất Nhật Bản kết thúc hành trình 13 năm có mặt trên thị trường sau lần khai sinh vào 2003.

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7503
Những mẫu xe của Scion sẽ “khoác áo’ Toyota. Ảnh: Caranddriver.

Quyết định khai tử Scion được đưa ra vào tháng 2/2016. Những mẫu xe của Scion giờ đây sẽ khoác áo Toyota để tìm hướng đi mới. Nguyên nhân chính khiến Scion “dừng cuộc chơi” bắt nguồn từ doanh số sụt giảm trong những năm qua và không nhiều mẫu xe mới ra mắt.

Tập đoàn Geely (Trung Quốc) sở hữu Volvo 

Gần ba năm sau cuộc gặp mặt đầu tiên với giám đốc tài chính Don Leclair của Ford, Li Shufu, chủ tịch Geely công bố thông tin hoàn tất thương vụ mua lại Volvo từ hãng xe Mỹ trị giá 1,8 tỷ USD vào tháng 1/2010.

[Toyota]                           Những cuộc sáp nhập, tách riêng nổi bật trong ngành ôtô                                             7504
Volvo S90, sedan hạng sang cạnh tranh các đối thủ Đức. Ảnh: Caranddriver.

Với nền tảng tài chính dồi dào, Geely đầu tư nhiều tiền của cho Volvo và biến hãng xe Thụy Điển trở thành thương hiệu hạng sang. Thiết kế sang trọng và đề cao yếu tố an toàn, Volvo cho thấy sự trở lại mạnh mẽ khi liên tục ra mắt các mẫu xe mới, đặc biệt tập trung vào phân khúc hiện tăng trưởng nóng SUV. Volvo cũng gia nhập thị trường ôtô Việt Nam trong 2016.

Phạm Trung

Xem thêm tin khác :

  1. Đường dây trộm siêu xe ở Anh chuyển sang Thái Lan
  2. Tài xế container hất văng CSGT – nỗi sợ hãi thường trực?
  3. Giảm giá ôtô ở Việt Nam – khi khách hàng là ‘thượng đế’
  4. Người trẻ mua xe siêu sang ngày càng nhiều
  5. Mua ôtô trong 2017 là thích hợp nhất cho khách Việt?
  6. Những công nghệ đáng tiền của Kia Optima
  7. Siêu du thuyền ‘Lamborghini Aventador’ giá hàng triệu USD
  8. Hãng túi khí xe hơi lớn nhất thế giới nộp đơn phá sản
Top